KẾ TOÁN GIÁ THÀNH

 1, Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
      Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

  2, Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
       Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

  3, Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 622 – Tiền lương nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Tiền lương quản lý phân xưởng
      Có TK 334 - Phải trả CNV

  4, Khi trích kinh phí công  đoàn , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 622 – Tiền lương NCTT x 23,5%
Nợ TK 627 – Tiền lương phân xưởng x 23,5%
      Có TK 3382 – Tổng lương x 2%

      Có TK3383- Tổng lương x 17,5%
     Có TK3384- Tổng lương x 3%
     Có TK3386- Tổng lương x 1%
Trong đó: 23,5 % bao gồm:
-         KPCĐ: 2%
-         BHXH: 17,5% (được áp dụng từ ngày 01/06/2017)
-         BHYT: 3%
-         BHTN: 1%

5,  Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 – Tổng lương x 10,5%
      Có TK 3383 – Tổng lương x 8%

      Có TK3384- Tổng lương x 1,5%
      Có TK3386- Tổng lương x 1%
Trong đó: 10,5% bao gồm:
-         BHXH: 8%
-         BHYT: 1,5%
-         BHTN: 1%

  6,  Khi xuất công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ xuất dùng một lần cho phân xưởng sản xuất kế toán hạch toán:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
       Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

  7, Khi xuất công cụ dụng cụ có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau kế toán hạch toán:

Giảm Công cụ dụng cụ:
 Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
            Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Phân bổ Công cụ dụng cụ hàng kỳ:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
           Có TK 242 - Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).
  8, Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
      Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
9, Các chi phí dùng chung cho phân xưởng khác như: chi phí sửa chữa máy móc, chi phí điện,  nước, tiếp khách…kế toán hạch toán:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
      Có TK 111, 112, 331.

10, Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm kế toán hạch toán:

Nợ TK 622 – Tiền lương trích trước
     Có TK 335 - Chi phí phải trả.

 11,  Trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dùng trong phân xưởng kế toán hạch toán:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
     Có TK 335 - Chi phí phải trả.

 12,  Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang  để  tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán hạch toán:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
       Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
       Có TK 622 - Chi phí NC trực tiếp
       Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.


13, Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ được tính như sau:

Trị giá thành phẩm nhập kho= Chi phí SXKD dở dang ĐK+ Chi phí SXKD Phát sinh trong kỳ- Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ.
 
Nợ TK 155 - Thành phẩm
       Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

Trường hợp công ty không có giá trị dở dang thì toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ là trị giá thành phẩm nhập kho.
 

Chúc các bạn học tốt và thành công !!