05 TRƯỜNG HỢP VIẾT SAI HÓA ĐƠN VÀ CÁCH XỬ LÝ
=======================
1, Viết sai hóa đơn và hóa đơn chưa xé khỏi quyển hóa đơn:
Xử lý: 
- Kế toán tiến hạch gạch chéo 3 liên của hóa đơn ghi chữ "Bỏ" sau đó gấp ngược nên phía trên và vẫn lưu tại quyển hóa đơn.
- Xuất hóa đơn mới thay thế

2, Viết sai hóa đơn và hóa đơn đã xé khỏi quyển nhưng chưa được kê khai thuế.
Xử lý:
- Lập biên bản thu hồi lại hóa đơn
- Gạch chéo 3 liên của hóa đơn và lưu tại quyển hóa đơn như TH1
- Xuất hóa đơn mới thay thế
3, Viết sai thông tin hóa đơn (tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm...và không ảnh hưởng tới mã số thuế và số tiền trên hóa đơn) và hóa đơn đã xé khỏi cuống đồng thời 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên đã kê khai thuế.
Xử lý:
- Trường hợp hóa đơn viết sai thông tin mà không ảnh hưởng tới số tiền trên hóa đơn, mã số thuế của doanh nghiệp thì kế toán chỉ cần Lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn giữa 2 bên kẹp cùng hóa đơn viết sai là có thể sử dụng bình thường rồi nha các bạn.
4, Viết sai mã số thuế hóa đơn (không ảnh hưởng tới số tiền trên hóa đơn) và hóa đơn đã xé khỏi cuống đồng thời 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên đã kê khai thuế.
Xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh lại hóa đơn viết sai
- Lập hóa đơn điều chỉnh ( Trên hóa đơn điều chỉnh ghi đúng thông tin, tại chỉ tiêu tên hàng hóa dịch vụ thì ghi rõ: Điều chỉnh mã số thuế người mua của hóa đơn số....ngày....tháng....năm....) các chỉ tiêu còn lại thì gạch chéo và không ghi gì.
5, Viết sai số tiền trên hóa đơn và hóa đơn đã xé khỏi cuống đồng thời 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên đã kê khai thuế.
Xử lý:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai
- Lập hóa đơn điều chỉnh
(Trên hóa đơn điều chỉnh ghi phần chênh lệch điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm, trên hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm. Tại chỉ tiêu tên hàng hóa dịch vụ: Ghi điều chỉnh tăng/ giảm số tiền của hóa đơn số...ngày....tháng....năm....)
Giờ thì các bạn đã tự tin hơn khi chẳng may viết sai hóa đơn của DN rồi chứ?
-------------------------
[size=0]☘️
Chúc các bạn luôn học tốt và thành công
[/size]