LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN??
==========================
Nói tới kế toán quan trọng nhất là việc làm sao để định khoản được cho đúng. Vì khi các bạn định khoản đúng thì các bạn mới có thể làm các báo cáo liên quan đúng được.
Hiện tại có nhiều bạn tới trung tâm Phương Oanh học đều chưa biết định khoản kế toán hoặc là đã quên mất cách định khoản rồi.
Vậy Trung tâm Kế Toán Phương Oanh xin chia sẻ cho các bạn một số điều sau đây để các bạn có thể định khoản được kế toán một cách dễ dàng và chính xác nhé!
1, Để định khoản được một nghiệp vụ kế toán trước tiên phải hiểu được thế nào là một định khoản kế toán? Có mấy loại định khoản kế toán?
Chúng ta có thể hiểu nôm na về định khoản kế toán như sau:
-          Định khoản kế toán là việc dựa vào nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh kế toán xác định xem Ghi Nợ vào TK kế toán nào, và ghi Có vào TK kế toán nào. Hay nói cách khác định khoản chính là các ghi Nợ, Có tài khoản. Và Trong một định khoản kế toán thì bao giờ Tổng số tiền bên Nợ= Tổng số tiền bên Có.
-          Có 2 loại định khoản kế toán:
+ Định khoản đơn: Là việc ghi Nợ vào một TK kế toán đồng thời ghi Có vào một TK kế toán khác. Hay nói cách khác chỉ liên quan tới 2 TK kế toán trong một định khoản.
Ví dụ: Rút TGNH về Nhập Quỹ TM
ĐK: Nợ TK111
            Có TK112
+ Định khoản kép: Là định khoản liên quan tới từ 3 tài khoản kế toán trở lên.
Ví dụ: Mua NVL về nhập kho, chịu thuế VAT chưa trả tiền cho người bán.
ĐK: Nợ TK152
       Nợ TK133
            Có TK331
2, Phải nhớ được hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Doanh nghiệp mình (VD: DN vừa và nhỏ: TT133, DN lớn+ vừa và nhỏ: TT200)
-          Hệ thống tài khoản chia ra làm 9 loại tài khoản:
Loại 1,2: Loại TK Tài Sản
Loại 3,4: Loại TK Nguồn vốn
Loại 5, 7: Loại TK Doanh thu và Thu nhập khác
Loại 6, 8: Loại TK Chi Phí
Loại 9: Loại TK xác định kết quả kinh doanh
-          Kết cấu của từng loại tài khoản:
Loại 1,2: Số dư Bên Nợ, Phát sinh Tăng Bên Nợ, PS Giảm bên Có
Loại 3,4: Số dư Bên Có, Phát sinh Tăng Bên Có, Phát sinh Giảm Bên Nợ.
Loại 5, 7: Không có số dư, Phát sinh Tăng Bên Có, Phát Sinh Giảm Bên Nợ.
Loại 6,8: Không có số dư, Phát sinh Tăng Bên Nợ, Phát sinh Giảm Bên Có.
Loại 9: Không có số dư, TK dùng để kết chuyển.
Chú ý với một số TK đặc biệt như TK214- Hao mòn TSCĐ thuộc loại TK Tài sản nhưng lại có kết cấu giống TK Nguồn Vốn. Hoặc TK131, 331 là TK lưỡng tính vừa mang tính chất TS, vừa mang tính chất NV hay vừa có số dư bên Nợ vừa có số Dư Bên Có.
Vậy nhìn vào kết cấu trên chỉ cần các bạn nhớ được kết cấu của loại 1,2 Ke Toan Phuong Oanh có thể hướng dẫn các bạn cách nhớ nhanh tất cả các kết cấu của 9 loại TK bằng câu thần chú sau: “1,2,6,8; 3,4,5,7; Từ 5-9 không có số dư”.
3, Biết phân tích nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Trước tiên bạn học đọc một lượt từ đầu đến cuối nghiệp vụ kế toán đó phát sinh để nắm được tổng quát về những điều mà nghiệp vụ đó muốn nói. Sau đó để định khoản được đúng và chính xác thì các bạn nên chia nhỏ nghiệp vụ ra để định khoản.
Ví dụ: Ke Toan Phuong Oanh nhập khẩu một chiếc ô tô 4 chỗ ngồi trị giá 1 tỷ đồng. VAT 10%, Thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. DN đã nộp tiền thuế vào NSNN bằng TGNH.
- Vậy nhìn vào nghiệp vụ trên khi đọc hết nghiệp vụ ta sẽ có cái nhìn tổng quát và phân tích về nghiệp vụ như sau: Đây là hoạt động nhập khẩu, mặt hàng ở đây là ô tô 4 chỗ ngồi chưa trả tiền cho NCC,  hàng này chịu thuế NK và thuế GTGT, Ke Toan Phuong Oanh đã nộp tiền thuế cho nhà nước bằng TGNH.
- Sau đó ta chia nhỏ nghiệp vụ ra để định khoản: Với phân tích trên ta sẽ có tương ứng các định khoản với các đoạn nhỏ như sau:
+ Nhập khẩu ô tô 4 chỗ chưa trả tiền người bán: 1 nghiệp vụ
Nợ TK211
            Có TK331

+ Ô tô chịu thuế nhập khẩu : 1 nghiệp vụ
Nợ TK211
            Có TK3333
+ Ô tô chịu thuế Giá trị gia tăng: 1 nghiệp vụ
Nợ TK133
            Có TK33312
+ Tiền thuế đã nộp cho NSNN bằng TGNH: 1 nghiệp vụ
Nợ TK3333
Nợ TK33312
            Có TK112
Vậy là nghiệp vụ trên sẽ bao gồm 4 định khoản kế toán như đã phân tích và chia nhỏ.
4, Khi đã nhớ hệ thống TK, kết cấu của TK và biết phân tích nghiệp vụ chia nhỏ nghiệp vụ ra để hạch toán thì việc định khoản không còn gì là khó khăn nữa. Bước cuối cùng là chúng ta chỉ việc xác định xem nghiệp vụ đó tăng cái gì? Tương ứng với TK nào để xác định ghi Nợ vào TK nào, và Ghi Có vào TK nào?
Ví dụ: Mua hàng hóa về nhập kho trị giá 10 triệu đồng, VAT 10% (1 triệu đồng), đã trả bằng Tiền Mặt.
Ta có thể phân tích như sau:
-          Mua hàng hóa về nhập kho tức là làm hàng hóa của DN tăng lên, TK hàng hóa là TK156 thuộc loại 1,2 tăng sẽ ghi bên Nợ.
-          Khi mua hàng thì thuế GTGT sẽ được khấu trừ, TK thuế GTGT là TK133 thuộc loại 1,2 tăng sẽ ghi Bên Nợ.
-          DN đã trả NCC bằng TM tức là làm tiền mặt của DN giảm đi, TM là TK111 thuộc loại 1,2 giảm sẽ ghi bên Có.
-          Trong một định khoản thì tổng tiền bên Nợ và bên Có bao giờ cũng bằng nhau vậy ta có định khoản như sau:
Nợ TK156: 10trđ
Nợ TK133: 1trđ
            Có TK111: 11trđ
BÂY GIỜ CÁC BẠN ĐÃ THẤY VIỆC ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN DỄ DÀNG HƠN CHƯA?

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT VÀ THÀNH CÔNG NHÉ!